loader

10 Triệu Aud “dịch Thuật” In Tiền Polymer Tại Việt Nam

Home / Dịch Thuật / 10 Triệu Aud “dịch Thuật” In Tiền Polymer Tại Việt Nam

Năm 2002, Công ty Securency có trụ sở tại thủ đô Melbourne, Australia giành một hợp đồng cung cấp tiền polymer lớn cho Việt Nam sau khi thuê một công ty làm đại lý tại Việt Nam. Công ty này có nhân viên là con trai của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc đó.

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) hiện đang nắm giữ 50% cổ phần Securency. (Ảnh: CMSFX)

 

Năm 2002, Công ty Securency có trụ sở tại thủ đô Melbourne, Australia giành một hợp đồng cung cấp tiền polymer lớn cho Việt Nam sau khi thuê một công ty làm đại lý tại Việt Nam. Công ty này có nhân viên là con trai của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lúc đó.

Những người trong Công ty Securency cho biết công ty này đã trả những khoản hoa hồng lớn cho Công ty Công nghệ và Phát triển (CFTD) có trụ sở tại Hà Nội. Trong đó, một lượng tiền được chuyển vào một tài khoản ngân hàng Thuỵ Sỹ.

 

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội khởi tố vụ vận chuyển tiền polymer giả

Đã xuất hiện tiền polymer giả 200.000 đồng

Thống đốc Lê Đức Thúy giải trình về tiền polymer

Chưa thể làm giả tiền polymer

Công ty Securency mà RBA sở hữu một nửa số vốn cung cấp nguyên liệu sản xuất tiền polymer cho Australia và 26 quốc gia khác trên thế giới.

 

Trong một bài phỏng vấn mà tờ The Age có được năm 2007, các lãnh đạo của Securency cho biết dịch vụ do Công ty CFTD cung cấp chủ yếu liên quan đến dịch tài liệu, tổ chức hội họp và đón người tại sân bay. Họ cũng khẳng định rằng họ không có dính dáng làm ăn với ông Lê Đức Minh, con trai của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Lê Đức Thuý.

 

Công ty Securency đang bị Cục Cảnh sát Liên bang Australia điều tra về hoa hồng trả cho các đại lý để giành hợp đồng từ các chính phủ ở nước ngoài.

 

Theo tờ The Age, trước đấy, một vài đại lý của Securency đã có những can hệ với các vụ điều tra tham nhũng. Securency cũng đã trả tiền hoa hồng cho các đại lý vào các tài khoản tại các thiên đường về thuế ở nước ngoài.

 

Trong bài phỏng vấn với báo chí nước ngoài năm 2007, Giám đốc điều hành Securency, Myles Curtis, từ chối xác nhận số tiền hoa hồng đã trả cho CFTD.

 

“Vai trò chủ yếu (của CFTD) trong giai đoạn đầu là phiên dịch và biên dịch … Công việc chính là liên lạc với Ngân hàng Nhà nước,” ông cho biết.

 

Giám đốc Securency tại khu vực châu Á, Ron Marchant, cho biết: “Họ cũng làm các công việc khác nữa. Nếu chúng tôi muốn có một cuộc gặp với Ngân hàng Nhà nước hay một cuộc gặp gỡ tại xưởng in, chúng tôi chỉ cần nhờ họ đi và sắp xếp cuộc hẹn cho chúng tôi, thu xếp chỗ ở trong khách sạn, đón người từ sân bay, và những thứ khác mà một đại lý vẫn thường làm.”

 

Ông Marchant yêu cầu sự trợ giúp ngoại giao của Australia. “Tất cả các đại lý chúng tôi bổ nhiệm đều thông qua đại sứ quan Australia. Chúng tôi có danh sách những người mà họ tin tưởng chúng tôi có thể làm việc cùng nhau. Sau đó, chúng tôi sẽ kiểm tra và đánh giá những người này trước khi quyết định. Trong trường hợp này, CFTD mà chúng tôi chọn dựa trên … kiến nghị của Đại sứ quán Australia và … của chính đánh giá của chúng tôi.”

 

Ông Marchant cho biết ông ấy không có quan hệ làm ăn gì với con trai của ngài thống đốc và không quen biết với Công ty Banktech, công ty con của CFTD, nơi mà con trai ngài thống đốc làm giám đốc.

 

Nhưng tài liệu của Banktech cho thấy rằng Securency là một trong các đối tác ở nước ngoài của Banktech và Banktech là “nhà cung cấp độc quyền” cho dự án tiền polymer của Việt Nam.

 

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc tối 25/5 (giờ Úc) cho biết họ đã hỗ trợ hoạt động ở nước ngoài của Securency và sẽ thuyết phục các chính phủ ủng hộ công ty.

 

Ngoại trưởng Stephen Smith xác nhận rằng cá nhân ông đã thuyết phục Ấn Độ, Brazil và Mexico thay cho Securency.

 

Ông cho biết điều tra của Cục Cảnh sát Liên bang Australia là hợp lý sau những cáo buộc chống lại công ty. “Đấy là vấn đề của Cục cảnh sát Liên bang và chúng ta nên đợi kết quả của cuộc điều tra.”

 

Ngân hàng RBA và Bộ Tài chính Australia Wayne Swan từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến việc sử dụng đại lý của Securency để cuộc điều tra được khách quan nhất.

 

Securency hiện được sở hữu bởi RBA (50%) và Công ty Innovia Films của Anh (50%) và có chủ tịch hội đồng quản trị là ông Bob Rankin, trợ lý của thống đốc Ngân hàng Trung ương Úc.

Chứng nhận - Giải thưởng

Chúng tôi tự hào được công nhận bởi nhiều chứng chỉ và giải thưởng uy tín trong ngành, phản ánh sự chuyên nghiệp và chất lượng cao trong dịch vụ. Những thành tựu này không chỉ là niềm tự hào của công ty mà còn là cam kết của chúng tôi trong việc duy trì tiêu chuẩn dịch vụ hàng đầu.

Giấy chứng nhận và Cúp "Sản phẩm - Dịch vụ tiêu biểu Châu Á Thái Bình Dương năm 2022" trao tặng cho Dịch thuật Số 1
Giải Thưởng "Sản Phẩm - Dịch Vụ Tiêu Biểu Châu Á Thái Bình Dương"
Giải Thưởng “Thương Hiệu Hàng Đầu – Top 3 Brands 2014”
Chứng nhận TOP 3 Thương hiệu Dịch Thuật Việt Nam
Giải Thưởng “Thương Hiệu Uy Tín – Trusted Brands 2016”
Chứng nhận Thương hiệu Dịch Thuật Uy Tín Chất Lượng
\